//
you're reading...
Uncategorized

Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch – lai lịch và sự nghiệp qua nghiên cứu mới

Giáo sư Robert Antony chuyên khảo cứu về hải tặc vùng vịnh Bắc bộ (Gufl of Tonkin) và biển Đông từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, đã công bố các công trình nghiên cứu của ông trên các tập san sử học. Qua đấy ta hiểu rõ thêm về thân thế và sự nghiệp cu/a hai nhân vật có liên quan đến lịch sử định cư và khẩn hoang ở vùng Gia định và miền Nam: Yang Yandi (楊彥迪, Dương Ngạn Địch) và Chen Shangchuan (陳上川, Trần Thượng Xuyên)

Các bài nghiên cứu của ông

https://www.researchgate.net/publication/311876522_Violence_and_Predation_on_the_Sino-Vietnamese_Maritime_Frontier_1450-1850

https://www.researchgate.net/publication/310485133_Trade_Piracy_and_Resistance_in_the_Gulf_of_Tonkin_in_the_Seventeenth_Century_Maritime_East_Asia_in_Global_History_1550-1700

https://www.researchgate.net/publication/311876420_Righteous_Yang_Pirate_Rebel_and_Hero_on_the_Sino-Vietnamese_Water_Frontier_1644-_1684?_sg%5B0%5D=op2f9a3NhjLwvAxvUrVfLfMTnEMKaIoyBY2UXSAlfvJpy7YzhMqQFktIuB2m2ojBB7AQ5-JAG-J-C76LaEKaUbmd5JbT91b5BIySvPrN.0T4FA1r_CEA89iIy65twu5OupDWIebhluWS9XuSiCAj-lmTgb8yDn_6XDqTgTtPBtRsZnfJ3eMeLPsfZjoG0Jw

Qua đó ta thấy vào giữa thế kỷ 17, miền nam Trung quốc, nhà Thanh cố dẹp tàn dư của nhà Minh và chiến tranh giữa hai bên kéo dài, trong đó vua nhà Minh lánh nạn vùng Quảng Đông và Quảng Tây, đã phong tước tướng cho các nhóm giang hồ và hải tặc để chống lại quân nhà Thanh. Dương Ngạn Địch khởi đầu là cướp biển ở vịnh Bắc bộ và nhóm của ông đã trở thành nhóm tàu cướp biển lớn nhất.

Hình 1 – Bản đồ Vịnh Bắc bộ vào thế kỷ 17. Các địa điểm chính Giang Bình (Jiangping), Long Môn (Longmen), Đông Hưng (Dongxin), Thanh châu (Qinzhou), Hợp phố (Hepo), cảng Phòng Thành (Fangcheng) trong vùng huyện Liên Châu (Lianzhou), và đảo Vi Châu (Weizhou). Đan Châu (Danzhou), Nhai Châu (Yaizhou), Chương Hóa (Changhua), Văn Châu (Wanzhou), Quỳnh Châu (Qiongzhou), Lâm Cao (Lingao) trên đảo Hải Nam.

Sau khi bị nhà Thanh đánh vào các căn cứ của Dương Ngạn Địch ở vịnh Bắc bộ (các đảo Long Môn, Vi Châu), Dương Ngạn Địch và các chiến thuyền và các bộ hạ đi về phía Nam lánh nạn. Trong chuyến đi về Nam đến xin chúa Nguyễn được vào vùng đất mới Phiên trấn (Gia Định) và Trấn biên (Biên Hòa) lập nghiệp vào năm 1682 (theo Đại Nam thực lục tiền biên thì là năm 1679), còn có Trần Thượng Xuyên và bộ hạ Trần An Bình (Chen Anping). Phó chỉ huy của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tiến (Huang Jin).

Khác với Dương Ngạn Địch (lập nghiệp ở vùng Mỹ Tho), Trần Thượng Xuyên, ít dính liếu với cướp biển, và đến Cù Lao phố (Biên Hòa, trấn biên) lập nghiệp. Dương Ngạn Địch lập cơ sở làm ăn buôn bán và khẩn hoang nhưng vẫn có lúc đánh cướp. Sau Dương Ngạn Địch bị thuộc hạ là Hoàng Tiến giết chết. Ở Quảng Đông và Quảng Tây, Đương Ngạn Địch được coi là người có nghĩa vì theo nhà Minh chống lại nhà Thanh, họ gọi ông là Dương Nghĩa (Yang Yi).

Trần Thượng Xuyên lập ra Cù Lao Phố phát đạt và có công phát triển và bảo vệ vùng đất Trấn biên trong nhiều năm trước khi Nguyễn Hữu Cảnh chính thức được chúa Nguyễn gởi vào lập cơ sở hành chánh. Chính vì có công mở mang lập nghiệp, Trần Thượng Xuyên được người Minh Hương kính trọng và tôn thờ ở đình Tân Luân (Biên Hòa) và đình Minh Hương Gia Thạnh (Chợ Lớn). Mộ của Trần Thượng Xuyên ở Tân Uyên, Bình Dương được khám phá gần đây sau hơn 270 năm ông mất.

(xem: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5985)

Cù Lao phố sau đó đã bị quân Tây Sơn tàn phá và trọng tâm phát triển được di vào Chợ Lớn. Tuy vậy ngày nay đình Tân Lân vẫn còn và cơ sở thương mại và sản xuất của người Hoa còn tồn tại đến ngày nay: nghề đồ gốm

Nghề làm gốm là nghề tiểu công nghiệp lâu đời, bắt đầu từ khi người Minh hương đến định cư ở xứ Đồng Nai. Hiện nay ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, đa số các chủ là gốm là do người Việt gốc Hoa, hay Minh hương đảm trách. Họ đã làm nghề này cha truyền con nối bao nhiều đời cho đến nay. Đây là hai trung tâm gốm sứ lớn nhất Nam bộ với nhiều thợ, nghệ nhân người Hoa. Vào thế kỷ 18, đã tồn tại một trung tâm gốm sứ mang tên Xóm Lò Gốm ở vùng quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Chợ Lớn). Xung quanh vùng này còn có nhiều địa danh như Lò Rèn, Xóm Lò Siêu, xóm Lò Gạch .. Gốm vùng Saigon-Gia Định-Đồng Nai ở thế kỷ 18,19 và 20 nổi tiếng có đặc thù riêng và nổi tiếng tốt mà nhiều nhà văn hóa sử, khảo cổ trước đây gọi là gốm “Cây Mai” nay được xếp loại và gọi chung là gốm Biên Hòa, Saigon.

Đình Minh Hương Gia Thạnh là tòa nhà cổ nhất Saigon, xây năm 1789. Lần trùng tu cuối cùng của đình là vào năm 1921. Trong đình, bên phải thờ Trần Thượng Xuyên (có 2 ảnh tướng Trần Thượng Xuyên) và Nguyễn Hữu Cảnh, bên trái thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Gia Tịnh. Có 1 chuông đồng do vua Minh Mạng tặng, và chuyển tên từ làng thành đình. Chuông được gióng một năm một lần vào ngày 16/1. Sau chánh điện là sân rất rộng gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời).

Trên nóc chùa bà Thiên hậu (hội quán Quảng Đông), có nhiều mảnh trang trí đồ gốm từ lò gốm ở Biên Hòa.

About hiepblog

Nhà nghiên cứu khoa học

Thảo luận

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này